NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thiết kế quán ăn sân vườn đẹp
Thiết kế quán ăn sân vườn đẹp là quá trình tìm kiếm các phương án bố trí không gian tạo cảm giác mở gần gũi thiên nhiên hơn. Thiết kế quán ăn sân vườn, không chỉ là sự phân bố tiểu cảnh và sắp xếp đồ vật. Mà hơn hết là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, đồ trang trí. Tạo không gian thư giãn, thoải mái, mang lại năng lượng tích cực cho thực khách.
1. Thiết kế khu vực cổng và bảng hiệu
Khi chưa biết về chất lượng dịch vụ, món ăn của nhà hàng, người ta sẽ tìm kiếm qua hình ảnh bên ngoài. Họ đánh giá một nhà hàng là cao cấp hay bình dân dựa vào ngoại thất. Hình ảnh bên ngoài chính là thương hiệu, là đặc điểm nhận diện giúp khách hàng dễ dàng tìm đến.
Để tạo ấn tượng thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên thì ngoại thất phải thật độc đáo. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn thiết kế quá phức tạp. Khác với sự tráng lệ bên trong của nội thất các đường nét ngoại thất cần có sự tiết chế và đơn giản hóa. Bạn có thể thiết kế bảng hiệu trải dài trước cổng hoặc gắn dọc trên tòa nhà. Khách hàng sẽ dễ dàng định vị được nhà hàng từ xa. Lưu ý về kích thước bảng hiệu quá nhỏ thì khách hàng khó nhận diện được quá to thì làm cho nhà hàng kém tinh tế, mất đi sự sang trọng, cao cấp. Một gợi ý tốt hơn bạn hãy thử sử dụng những Font chữ độc đáo, kết hợp màu sắc nổi bật. Ngoài ra, trong thiết kế ngoại thất, vật liệu là một trong những tiêu chí quan trọng vì thường xuyên đối mặt với nắng, mưa, gió bão. Vậy nên chọn vật liệu phù hợp ngoài trời tránh làm ngoại thất nhanh xuống cấp, mất thẩm mỹ.
2. Thiết kế khu vực quầy lễ tân
Quầy lễ tân nhà hàng, quán ăn là bộ mặt thương hiệu là nơi khách hàng hướng đến và có ấn tượng đầu tiên khi bước vào. Tùy vào tính chất, đặc điểm của mỗi nhà hàng mà thiết kế quầy lễ tân sẽ khác nhau. Với những nhà hàng có quầy bar, phục vụ tại chỗ thì quầy lễ tân chính là quầy bar. Một số nhà hàng khách hàng tự thanh toán thì quầy lễ tân cũng là quầy tính tiền.
Hiện nay, gam màu trắng, xanh, nâu vân gỗ và vân đá được các nhà hàng lựa chọn để không gian thêm phần sang trọng và thân thiện nhưng không kém phần chuyên nghiệp, đẳng cấp. Thêm một chút hiệu ứng từ đèn trang trí hay sử dụng vật liệu đá cao cấp xuyên sáng bật lên nét lung linh, huyền ảo. Riêng với quầy bar, ghế ngồi cần thiết kế có tầm nhìn cao hơn nhân viên. Thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng, đúng như câu “khách hàng là thượng đế”.
3. Không gian tổng thể khu vực đãi khách
Với từng mô hình kinh doanh quán sẽ xác định được lượng nhu cầu thực khách đến quán sẽ bố trí bàn ghế sao cho hợp lý tối ưu không gian nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái cho thực khách
4. Khu vực kho và bếp
Bếp của quán cần được đặt trong không gian kín gió và được liên thông với kho để tiện trong việc luân chuyển thực phẩm. Tách biệt hẳn với khu vực ăn uống của khách hàng. Điều này không chỉ tạo sự riêng tư cho người đầu bếp thỏa sức sáng tạo mà còn giúp không gian ẩm thực của khách không bị ảnh hưởng bởi các hương vị thức ăn khác nhau. Bên cạnh đó phòng bếp cũng phải đảm bảo diện tích rộng. Không gian thoáng mát, sạch sẽ, công năng sử dụng tạo sự thuận tiện cho quá trình nấu nướng và phân chia thức ăn của nhân viên phục vụ
5. Khu vực vệ sinh
ngăn cách với khu vực ẩm thực với hành lang lối đi dẫn vào sẽ tận dụng tối đa không gian và giữ được vẻ lịch sự thoải mái cho khách hàng